Cách đăng ký an toàn thực phẩm đúng quy định

Cách đăng ký an toàn thực phẩm đúng quy định

Để việc kinh doanh thực phẩm thuận lợi, đúng pháp luật. Bạn cần có giấy đăng ký an toàn thực phẩm. Nếu không sẽ dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh không đáng có. Để rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn hãy cùng túi giấy Khôi Thịnh tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý quy định thực hiện đăng ký ATVSTP

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 115/20218/NĐ – CP.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm buộc phải có đủ sức khỏe bảo đảm hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong các yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bạn bắt buộc tham dự huấn luyện tri thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra tác động tới an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bạn có đáp án đúng 80% câu hỏi thì bạn đã vượt qua yêu cầu thứ nhất.

Xem thêm: Chứng Nhận FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA là gì?

Cơ sở kinh doanh ăn uống:

Dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Bếp ăn phải bảo đảm không nhiễm chéo thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng. Phải luôn vệ sinh, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm. Có nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp. Có khoảng cách an toàn đối với nguồn độc hại, gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển. Có đủ trang bị, dụng cụ, rửa và khử trùng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm.
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ xin đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ như sau:

Hồ sơ xin đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
  • Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.

Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

Xem thêm: Những lưu ý khi in ấn bao bì giấy mà bạn phải biết

Phí, lệ phí đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm

Làm giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền? Cụ thể phí và lệ phí từng loại hình nộp hồ sơ đăng ký an toàn thực phẩm như sau:

Làm giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền

Đăng ký ATVSTP trực tiếp

Hồ sơ giải quyết trong 20 ngày làm việc. Phí cụ thể như sau:

  • 1.000.000 đồng /lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ từ 200 suất ăn trở lên)
  • 2.500.000 đồng/lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở sản xuất khác được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ)
  • 500.000 đồng/lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ)
  • 700.000 đồng /lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ dưới 200 suất ăn)

Đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm trực tuyến.

Hồ sơ giải quyết trong 20 ngày làm việc. Phí cụ thể như sau:

  • Phí : 500.000 đồng/lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ)
  • 700.000 đồng /lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ dưới 200 suất ăn)
  • 2.500.000 đồng/lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở sản xuất khác được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ)
  • 1.000.000 đồng /lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ từ 200 suất ăn trở lên)

Đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm qua dịch vụ bưu chính

Hồ sơ giải quyết trong 20 ngày làm việc

  • 500.000 đồng/lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ)
  • 700.000 đồng /lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ dưới 200 suất ăn)
  • 2.500.000 đồng/lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở sản xuất khác được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ)
  • 1.000.000 đồng /lần/cơ sở Đồng (Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ từ 200 suất ăn trở lên)

Tạm kết

Trên đây là các thông tin hướng dẫn bạn thực hiện thủ tục đăng ký an toàn thực phẩm. Tại túi giấy Khôi Thịnh, chúng tôi cung cấp các sản phẩm túi giấy đều đạt chuẩn xuất khẩu FDA (Hoa Kỳ). Đến với chúng tôi bạn không những yên tâm về chất lượng mà còn về giá. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới.


Công Ty Bao Bì Giấy Khôi Thịnh chuyên in logo túi giấy, sản xuất túi giấy kraft các loại. Giao hàng tận nơi và nhiều chính sách mua càng nhiều giá càng rẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.