Mở shop quần áo là mô hình kinh doanh ngày càng có nhiều người bắt tay. Nếu bạn cũng đang có ý định này nhưng lại chưa biết các bước mở shop quần áo tiến hành như thế nào để được kinh doanh hiệu quả. Hãy tham khảo những thông tin chia sẻ khi mở shop quần áo mà Túi giấy Khôi Thịnh chia sẻ bên dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 Muốn mở shop quần áo lấy hàng ở đâu
- 2 7 bước mở shop quần áo thành công
- 3 Cách dự toán chi phí mở shop quần áo
- 4 Những rủi ro khi mở shop quần áo bạn cần tránh
- 5 Lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh quần áo
- 6 Tạm kết
Muốn mở shop quần áo lấy hàng ở đâu
Quần áo là mặt hàng được nhiều người lựa chọn để kinh doanh. Khi kinh doanh hàng thời trang, ngoài việc bạn cần chuẩn bị vốn, nội thất cửa hàng, mặt bằng…, Nguồn hàng cũng là yếu tố rất quan trọng mà bạn cần phải quan tâm. Vậy muốn mở shop quần áo thì lấy hàng ở đâu? Nếu bạn chưa biết có thể tham khảo sau đây:

Lấy hàng tại các chợ đầu mối trong nước
Chợ đầu mối có thể là nguồn cung cấp hàng phổ biến nhất cho cửa hàng quần áo kể cả bán trực tiếp, bán online. Mặt hàng ở đây cũng khá đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá cả khá tốt nếu bạn mua số lượng lớn.
Các bạn có thể tham khảo chợ đầu mối lớn như Chợ Ninh Hiệp (Hà Nội), chợ Đồng Xuân (Hà Nội), An Đông (Tp HCM), Tân Bình (Tp HCM). Hoặc từ các chợ cửa khẩu như là Tân Thanh (Lạng Sơn), Mộc Bài (Tây Ninh), Móng Cái (Quảng Ninh) .v.v…
Hàng hóa tại chợ đầu mối đa phần lấy hàng trực tiếp ở nước ngoài hoặc xưởng may gia công. Họ cần mua với số lượng lớn và giá cả cạnh tranh. Do đó khá thích hợp với cửa hàng mới bắt đầu. Tuy nhiên, vì chính chuyển hàng hóa nhập về cùng một mẫu mã với số lượng lớn. Việc đụng hàng giữa mỗi cửa hàng là điều khó tránh khỏi. Nó gây ra những vấn đề khó cạnh tranh khi bán hàng.
Lấy hàng sỉ ở các shop thời trang
Đối với các bạn mới bắt đầu kinh doanh nên khởi đầu bằng việc lấy hàng từ cửa hàng khác. Với cách này, hàng hóa tương đối đa dạng chứ không cần lấy số lượng nhiều như chợ đầu mối. Với các bạn trẻ bán hàng online và không có nhiều vốn, cũng có thể nhận order trước sau đó tổng hợp lại rồi mới đi nhập hàng.
Tùy vào chính sách từng shop, bạn sẽ cần bỏ 1 số tiền nhất định mua đơn hàng đầu tiên. Với những đơn hàng sau bạn sẽ lấy số lượng bất kỳ đều được tính với giá buôn.
Tuy nhiên, khuyết điểm cách nhập hàng này là bạn phải bán giá cao hơn. Và có lợi nhuận ít hơn, tính cạnh tranh của giá thành cũng sẽ bị giảm. Thêm vào đó, bạn phải phụ thuộc vào nguồn hàng các shop nên khó khăn trong việc chủ động hàng hóa cũng như giá cả.
Do đó, cách tốt nhất là bạn nên tìm shop để nhập sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng. Và sẽ tiện hơn trong việc so sánh giá cả, chất lượng. Từ đó lựa chọn được nguồn hàng uy tín và lợi nhuận tốt cho cửa hàng của mình.
Lấy hàng từ cơ sở gia công
Nếu bạn có điều kiện tốt cho việc bắt đầu kinh doanh ở cửa hàng của mình, bạn có thể tìm cơ sở chuyên về tự gia công và sản xuất mặt hàng thời trang. Từ đó, bạn đặt thiết kế theo mẫu mã, chất liệu vải bạn muốn. Tuy nhiên, với nguồn hàng này bạn phải lấy theo số lượng nhiều nên cần vốn lớn. Ưu điểm là hàng bạn sẽ ít bị cạnh tranh về mẫu mã và ít bị trùng lặp ngoài thị trường.
Lấy hàng ở nước ngoài

Thông thường các chủ shop vẫn muốn chọn nhập hàng từ Thái Lan hoặc từ Trung Quốc. Lý do đa phần bởi gần chợ nên dễ đi lại, dễ vận chuyển và chi phí vận chuyển thấp hơn nước khác. Ngoài ra mẫu mã tại các nguồn này cũng rất đa dạng, dễ chọn lựa.
Cũng có người chọn nhập hàng từ các nước khác như là Hàn Quốc, Singapore… Tuy nhiên, bạn cần phải có vốn cao hơn. Nếu muốn nhập hàng ở nước ngoài bạn có thể tham khảo vài cách dưới đây:
Trực tiếp tự đi lấy hàng
Hình thức này thường sẽ phù hợp cho nguồn hàng gần Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan. Với cách nhập hàng này, chi phí mua sản phẩm đã được giảm đáng kể chi phí phát sinh như đi lại, xuất nhập cảnh và ăn ở tại nước ngoài thường rất cao.
Túi Xách Giấy, Túi Giấy Có Quai
Túi Giấy Kraft
Túi Giấy Kraft
Túi Giấy Kraft
Túi Giấy Kraft
Túi Giấy Kraft
Túi Giấy Kraft
Túi Xách Giấy, Túi Giấy Có Quai
Đồng thời, cũng tiêu tốn thời gian và không đảm bảo được an toàn trong quá trình di chuyển. Vì thế, thường chỉ có chủ shop nào đã có nhiều kinh nghiệm và có số lượng hàng hóa mỗi lần giao dịch lớn mới có thể lựa chọn phương án này.
Móc nối với các bên trung gian
Đối với những nước ở gần hoặc thuận tiện cho việc bạn đi lại thì đi lấy hàng trực tiếp là một lựa chọn không tồi. Nhưng với các nước ở xa hoặc khó khăn hơn là rào cản tài chính thì hãy tìm cách liên hệ với cá nhân. Ví dụ như là người thân quen đang sinh sống tại đó hoặc người có điều kiện qua lại như tiếp viên hàng không chẳng hạn.
Xem thêm: Tag quần áo là gì? In tag quần áo ở đâu?
Quần áo nhập ngoại, hàng xuất khẩu từ thương hiệu uy tín như Zara, D&G… Đặc biệt là các bạn trẻ rất ưa chuộng phom dáng chuẩn, ít đụng hàng, chất vải đẹp và rất bền. Tuy nhiên, để tìm được bên trung gian phù hợp đối tượng mục tiêu. Và việc phối hợp cung ứng hàng hóa không phải là điều dễ dàng với nhiều shop.
Lựa chọn và đặt hàng ở trên website nước ngoài
Hình thức này đang được các bạn chủ cửa hàng lựa chọn. Bởi không phải ai cũng sang trực tiếp địa điểm nguồn hàng mà vẫn lựa chọn hàng với giá rẻ. Với một số trang nổi tiếng như Taobao, Alibaba, Amazon, Tmall (Trung Quốc), Ebay (Mỹ), Gmarket (Hàn Quốc)… Bạn hoàn toàn tự đặt hàng rồi thuê vận chuyển về hoặc thuê bên trung gian đặt hàng kết hợp vận chuyển về luôn.

Đặt hàng qua mạng sẽ có những ưu việt vượt trội với cách thức nói trên. Nó vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức có thể so sánh giữa nhiều lựa chọn nguồn cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, cách thức này ẩn chưa khá nhiều rủi ro. Vì mua sản phẩm qua hình ảnh khó kiểm chứng chất lượng và mẫu mã sản phẩm trên thực tế.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm để đánh giá nguồn hàng hoặc lựa chọn phương thức thanh toán và vận chuyển an toàn thì bạn luôn phải sẵn sàng đối mặt với rủi ro có thể xảy ra này.
7 bước mở shop quần áo thành công
Dưới đây là 7 bước để giúp bạn mở shop quần áo thành công:
Bước 1: Lên ý tưởng để kinh doanh
Bước đầu tiên, khi mở shop quần áo là phải phác thảo, hình dung shop tương lai của bạn. Ở đây, bạn cần lên ý tưởng: tên shop, mục tiêu phát triển, phong cách thời trang, định hướng hoạt động. Sau khi có c bản phác thảo, bạn mới có thể chuyển sang bước lập kế hoạch cụ thể.
Bước 2: Lập kế hoạch cụ thể
Trước khi thực hiện công việc gì, bạn nên có kế hoạch được vạch ra rõ ràng. Nhằm tránh được trường hợp thiếu sót, phạm sai lầm trong cả quá trình thực hiện. Để mở shop quần áo bạn cũng cần lập được một kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:
1. Xác định các mặt hàng kinh doanh
Để có đủ sức được cạnh tranh và tồn tại lâu dài, bạn cần lựa chọn mặt hàng kinh doanh. Và bạn cần dựa vào xu thế và phát triển của thị trường hiện tại lẫn trong tương lai. Mặt hàng đó cần phải đủ sức hút và có thể tồn tại lâu. Chẳng hạn như là: đồ cho giới trẻ, đồ trẻ em,….
2. Xác định được các khách hàng mục tiêu
Sau khi biết mình muốn bán gì, bạn cần xác định rằng mình bán cho ai? Độ tuổi là bao nhiêu? Họ là dân công sở, học sinh, sinh viên hay nội trợ? Bước xác định khách hàng mục tiêu này khá quan trọng. Bởi nó sẽ chi phối gần như toàn bộ hoạt động, yếu tố khác như: số vốn bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị, cách trang trí shop quần áo,….
3. Đặt tên cho shop
Đối với cửa hàng thời trang, đặt tên shop là rất quan trọng và cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Đây không chỉ đơn thuần là cái tên mà còn là thương hiệu. Và nó còn là giá trị đứa con tinh thần bạn trong lòng khách hàng. Bạn nên lựa chọn tên ngắn gọn, dễ đọc, sức ấn tượng mạnh và liên quan tới nhóm khách hàng mà mình hướng đến.
4. Nghiên cứu thị trường kinh doanh hiện tại
Nghiên cứu thị trường nhằm giúp xác định nhu cầu khách hàng mục tiêu. Nó có bao nhiêu đối thủ cùng ngành nghề và họ là ai. Từ đó, khoanh vùng khu vực, địa điểm nào có lợi thế cho việc mở shop quần áo. Muốn nghiên cứu thị trường tốt, bạn cần đọc được nhiều tư liệu, khảo sát thực tế và tìm hỏi mọi người xung quanh,.. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn đa chiều và chính xác nhất.
5. Xác định số vốn ban đầu
Khi kinh doanh, bạn không cân đối và dự trù nguồn vốn ban đầu vững chắc thì sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Thông thường, kinh doanh thời trang online chỉ cần vốn tối thiểu từ 30 đến 60 triệu cho nhập hàng và hoạt động quảng cáo online. Còn mở shop quy mô nhỏ thì cần số vốn từ 60 tới 90 triệu để nhập hàng, thuê mặt bằng và trang trí không gian cửa hàng.
6. Tìm nơi nhập hàng tốt cùng với giá cả phù hợp
Bán quần áo nhập hàng ở đâu là câu hỏi nhiều người quan tâm. Vì nếu tìm được nơi nhập hàng tốt thì sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Trong bản kế hoạch mở shop quần áo, bạn cần xác định nhà cung cấp có nguồn hàng chất lượng. Và điều này sẽ phù hợp với phong cách shop với giá cả hợp lý. Bạn có thể chọn nguồn hàng khác nhau để có được mẫu mã phong phú.
Xem thêm: Bí quyết kinh doanh bánh mì thành công cho bạn mới lập nghiệp
Bước 3: Xây dựng cửa hàng
Sau khi có ý tưởng và kế hoạch kinh doanh cụ thể. Chúng ta sẽ tiến hành công đoạn là xây dựng shop. Những công việc tiếp theo bạn cần thực hiện khi xây dựng cửa hàng là:
Chọn địa điểm để mở shop quần áo
Vị trí mở shop quần áo sẽ quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của cửa hàng thời trang. Để xác định được địa điểm shop phù hợp thì bạn cần quan tâm yếu tố khách hàng mục tiêu. Nếu đã nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mà mình muốn phục vụ là ai thì việc khoanh vùng địa điểm phù hợp trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý mở shop quần áo ở con đường nhiều người qua lại. Và nó cần phải thuận lợi cho khách hàng khi ra vào shop.
Thiết kế cửa hàng
Nội, ngoại thất ấn tượng là các yếu tố giúp thu hút khách hàng vô cùng hiệu quả. Do đó sẽ có rất nhiều chủ cửa hàng sẵn sàng chi số tiền lớn vào việc thiết kế shop.
Bước 4: Đăng ký các giấy phép kinh doanh
Sau khi xác định được địa chỉ mở shop quần áo, bạn phải tiến hành làm thủ tục đăng ký các giấy phép kinh doanh. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh này gồm có:
- Giấy đề nghị để thực hiện đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao của Thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân hay là Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và quyền sở hữu nhà và tài sản được gắn liền với đất (nếu mở shop quần áo tại nhà bạn).
- Sau đó, bạn đến Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND cấp huyện để nộp hồ sơ và chờ giải quyết.
Bước 5: Tuyển dụng, đào tạo nhân viên shop
Tùy thuộc vào quy mô mở shop quần áo mà bạn sẽ tuyển dụng số lượng nhân viên sao cho phù hợp. Nếu cửa hàng nhỏ, bạn có thể chỉ cần tuyển một nhân viên bán hàng kiêm cả thu ngân. Cửa hàng lớn hơn thì mỗi người sẽ chỉ nên đảm nhiệm một vị trí và cần thêm bảo vệ.

Nhân viên là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định khách hàng có muốn mua, quay lại cửa hàng bạn hay không. Do đó, từ vị trí bảo vệ cho đến vị trí khác trong shop phải được đào tạo kỹ lưỡng về cách phục vụ, thái độ với khách,….Đặc biệt, nhân viên bán hàng cần có khả năng thẩm mỹ và kỹ năng thuyết phục khách hàng tốt.
Bước 6: Truyền thông cho cửa hàng
Vì là shop mới nên sẽ chẳng ai biết bạn là ai cả? Do đó, bạn cần thực hiện chiến lược truyền thông tốt để thu hút khách hàng tới shop. Hiện nay, có nhiều cách thu hút khách hàng tới shop. Và marketing online bằng cách quảng cáo ở trên công cụ tìm kiếm Google hay trên mạng xã hội Facebook là một trong số các ý tưởng tuyệt vời.
Các phương pháp này sẽ có tính lan truyền mạnh, có khả năng tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến shop bạn và sẽ tạo lợi thế ngay từ những ngày đầu tiên. Đồng thời, khi kết hợp với chương trình khuyến mãi trong ngày khai trương sẽ thu hút nhiều khách hàng.
Bước 7: Khai trương shop
Nếu mọi công việc đã hoàn tất, shop cũng đã có diện mạo ưng ý nhất thì nên xác định ngày khai trương. Vì thời trang phụ thuộc vào yếu tố văn hóa và thời tiết nên quyết định khai trương cần xác định chọn thời gian thích hợp.
Nếu bạn khai trương vào mùa hè thì thời điểm tốt nhất là tháng 4. Còn nếu là mùa đông thì khoảng tháng 10. Đây sẽ là lúc chuẩn bị bắt đầu các xu hướng thời trang. Nó sẽ thích hợp thu hút người mua bằng mẫu mã mới và chương trình khuyến mãi.
Cách dự toán chi phí mở shop quần áo
Chi phí để mở shop quần áo cần bao nhiêu? Đó là câu hỏi mà hầu hết chủ shop đều băn khoăn khi mới bắt đầu mở cửa hàng. Cùng giải đáp dự toán chi phí khi mở shop quần áo sau đây:
Chi phí để bạn thuê mặt bằng kinh doanh

Tùy theo khu vực mở shop quần áo mà giá thuê mặt bằng có thể khác nhau. Tuy nhiên, theo thị trường chung hiện nay, giá thuê mặt bằng ở Hà Nội của shop quần áo có diện tích từ 20m2 đến 30m2 dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.
Với các shop ở tuyến đường nhỏ hoặc ở tỉnh giá có thể thấp hơn. Còn ở khu vực có vị trí đẹp hơn, các quận trung tâm thì chi phí lên đến 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng.
Bạn nên chọn mặt bằng ở khu vực đông dân cư, thuận tiện giao thông đi lại. Và có nơi để xe cho khách hàng hoặc gần khu vực tập trung đông khách hàng tiềm năng. Ví dụ như ở gần các trường Đại học, Cao đẳng hay tòa nhà văn phòng.
Chi phí trang trí shop và mua sắm các vật dụng cơ bản
- Trần nếu làm thạch cao có giá khoảng 160K đến 200K/m2. Tường nếu dùng giấy dán tường có giá 40K đến 50K/m2. Còn nếu bạn dùng sơn thì giá rẻ hơn một nửa.
- Với biển quảng cáo, nếu làm bằng biển đơn giản thì chi phí chỉ từ 1 đến 2 triệu đồng. Tuy nhiên, với biển Alu thì sẽ giá cao hơn khoảng 3 triệu đến 6 triệu đồng. Và nếu kèm đèn LED thì chi phí có thể cao hơn tùy kích thước của biển hiệu shop quần áo.
- Hệ thống giá treo quần áo tùy thuộc vào yêu cầu về số lượng và thiết kế riêng từng shop. Thông thường với diện tích cửa hàng từ 20m2 đến 30m2, tổng chi phí sẽ vào khoảng tầm 5 đến 15 triệu.
- Với cửa hàng diện tích từ 20m2 đến 30m2, chi phí đầu tư cho hệ thống đèn LED chiếu sáng ở trong bảng dự toán chi phí mở shop quần áo rơi vào khoảng 3 triệu đến 6 triệu đồng.
- Chi phí dành cho việc bạn mua khung thử đồ và rèm khoảng 500K đến 700K. Gương soi cho khách hàng sẽ từ 500K đến 1,5 triệu đồng tùy loại, kích thước và số lượng gương soi được đặt trong cửa hàng.
Chi phí nhập hàng kinh doanh
Một khoản chi phí quan trọng cần có trong bảng dự toán chi phí mở shop quần áo chính là chi phí nhập hàng, đặc biệt là khi bạn nhập hàng lần đầu tiên. Khoản chi phí này sẽ thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số vốn dự tính.
Với diện tích shop khoảng 20m2 đến 30m2 thì lần nhập hàng đầu tiên, bạn có thể nhập từ 200 sản phẩm đến 300 sản phẩm. Nếu mở shop quần áo vào mùa kinh doanh như mùa hè thì giá trung bình một sản phẩm như áo phông, váy, quần sooc, sơ mi từ 80K đến 200K. Lúc này tổng số tiền hàng vào khoảng 20 triệu đến 40 triệu.
Còn nếu bạn mở shop vào mùa đông, giá sản phẩm như áo len, áo khoác, dạ thường đắt hơn nhưng số lượng hàng nhập về ít hơn so với vụ hè. Tổng chi phí cần nhập hàng đồ đông lớn hơn 1,5 lần – 2 lần so với đồ mùa hè.
Chi phí cho thuê nhân viên
Lương nhân viên là khoản chi phí không hề nhỏ trong kế hoạch mở shop quần áo. Bạn có thể thuê nhân viên Part time với lương khoảng 2 triệu đến 3 triệu đồng/tháng bán theo ca. Hoặc thuê nhân viên Full time mức lương tầm 5 triệu đến 7 triệu đồng/tháng. Và đây là mức lương sẽ chưa kể các khoản thưởng khác.
Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng mà bạn có số lượng nhân viên khác nhau. Vì vậy, chi phí thuê nhân có thể thay đổi. Với cửa hàng diện tích từ 20m2 đến 30m2 thì có thể thuê thêm 2 nhân viên phục vụ bán hàng, tư vấn cho khách hàng kiêm cả thu ngân.
Chi phí thực hiện hoạt động Marketing cho shop
Khi mở shop quần áo, bạn cần xây dựng chiến lược thu hút khách hàng đến cửa hàng nhiều hơn. Hay nói một cách khác là Marketing cho cửa hàng của bạn.
Ở giai đoạn đầu, bạn cần chi ra một khoản dự toán chi phí mở shop quần áo. Với hoạt động Marketing sẽ tầm 15 triệu đồng để in ấn tờ rơi, bao bì sản phẩm, poster, chạy quảng cáo Facebook và tổ chức chương trình khuyến mại nhằm thu hút được nhiều khách hàng.
Ngoài ra, bạn có thể tạo website bán hàng với chi phí khoảng 5 triệu đến 7 triệu đồng. Như vậy, chi phí cho hoạt động Marketing giai đoạn đầu tiên khi kinh doanh bạn cần chuẩn bị khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Một số khoản chi phí khác
Bên cạnh khoản chi phí liệt kê trong bảng dự toán mở shop quần áo trên. Khi mở shop quần áo, bạn còn cần tính thêm khoản chi phí khác. Nó sẽ bao gồm chi phí dự phòng hoạt động, lắp camera an ninh, cửa từ, máy tính tiền, phần mềm quản lý bán hàng, chi phí đăng ký thủ tục kinh doanh, chi phí điện nước hay các chi phí phát sinh khác.
Tuy nhiên đây không phải là chi phí bắt buộc. Bạn có thể trang bị từ đầu hoặc thêm vào quá trình shop quần áo hoạt động sau này. Nếu được bạn nên chuẩn bị khoảng 10 triệu đồng cho các chi phí phát sinh này. Bởi mọi khoản chi phí đều cần tính toán và lưu lại để tránh các tình trạng thất thoát.
Những rủi ro khi mở shop quần áo bạn cần tránh
Hầu như mọi ngành nghề kinh doanh đều có những rủi ro nhất định. Và kinh doanh mở shop quần áo cũng sẽ không ngoại lệ. Nếu muốn thành công, người chủ cần tìm hiểu và nắm bắt rủi ro khi mở shop quần áo để tránh mắc sai lầm sau đây:

Sản phẩm tồn kho quá nhiều
Tồn kho hàng hóa là rủi ro đầu tiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh khi bạn mở shop quần áo. Bởi lẽ, đặc thù ngành thời trang chính là sự mới mẻ, cập nhật liên tục. Và quần áo theo đó sẽ thay đổi thường xuyên cùng nhiều mẫu mã khác nhau.
Nếu bạn để hàng tồn kho quá nhiều thì các trang phục đó sẽ cũ, lỗi mốt. Khi không bán sẽ đồng nghĩa với việc không thu hồi được vốn và khó xoay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, đầu tư quá nhiều vốn vào hàng tồn kho sẽ khiến shop không đủ ngân sách. Từ đó bạn khó thực hiện được các hoạt động khác: marketing, bán hàng… nhằm thu hút khách.
Vì vậy kinh nghiệm đó là không nên ham rẻ hay ham nhiều “ôm đồm” hàng tồn kho. Khi lấy hàng, bạn chỉ nên nhập với số lượng vừa phải thăm dò thị hiếu khách hàng. Đồng thời, shop cũng cần nắm được xu hướng thị trường và cập nhật các mẫu hot trend. Từ đó sẽ giúp tăng doanh số và giúp xoay vòng vốn nhanh.
Vắng Khách
Mở shop quần áo với mục đích cuối cùng là bán được hàng và thu lại lợi nhuận. Nếu vắng khách thì sản phẩm bạn sẽ không thể tiêu thụ, dẫn đến tồn kho và lỗ vốn.
Những nguyên nhân có thể sẽ gây ra rủi ro vắng khách: chọn sai khách hàng mục tiêu, diện mạo shop không thu hút, vị trí cửa hàng không phù hợp, sản phẩm không tốt, chất lượng phục vụ tệ…
Thất thoát hàng hóa khi nhập về
Hư hỏng, thất lạc… hàng hóa khi mở shop quần áo sẽ làm bạn thất thoát một số vốn. Và nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của shop. Một số cách giúp bạn hạn chế thất thoát hàng hóa:
- Đầu tư phần mềm quản lý shop để dễ dàng theo dõi hoạt động kinh doanh cũng như số lượng sản phẩm bán ra/tồn kho.
- Quản lý các sản phẩm kinh doanh tại shop bằng mã vạch.
- Đầu tư nhà kho, quầy kệ và sắp xếp sản phẩm khoa học (mỗi mặt hàng nên để ở một kệ khác nhau).
- Trang bị được các thiết bị bảo vệ tại shop như camera…
- Tuyển chọn những nhân viên chất lượng
Gặp phải tình trạng đối thủ cạnh tranh chơi xấu
Trong kinh doanh, bạn có thể gặp phải đối thủ chơi xấu. Họ thường xuyên ngấm ngầm “dìm” shop của bạn là điều khó tránh khỏi. Khi đối thủ ở “chỗ tối” và bạn ở “chỗ sáng” thì khó đoán được điều gì sẽ xảy ra.
Bởi vậy để các tránh rủi ro đối thủ chơi xấu, cách tốt nhất là cố gắng tối ưu mọi thứ. Bạn hãy xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng. Nếu gặp tai tiếng không đúng thì sẽ sớm hạ nhiệt và bạn vẫn nhận được tin tưởng từ khách.
Nguồn hàng hóa không được ổn định
Nguồn hàng hóa không ổn định sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Và nó sẽ ảnh hưởng đến doanh số của shop bạn. Đồng thời, khi khách hàng có nhu cầu mua nhưng shop không có hàng hay quá ít sản phẩm sẽ khiến khách “hụt hẫng” và mất lòng tin.
Bởi vậy khi bạn kinh doanh cần tìm những địa chỉ cung cấp nguồn hàng quần áo uy tín. Cùng với chất lượng, đảm bảo ổn định để hạn chế các rủi ro trên.
Lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh quần áo
Bạn là người có máu kinh doanh và có số vốn, tự tin với gu thời trang còn chờ gì nữa hãy mở shop quần áo thôi! Nhưng chưa có kinh nghiệm, bạn cần lưu ý gì để mở shop quần áo mà không bị thua lỗ?
Khách hàng của shop là ai?
Bạn định bán hàng hóa mình cho ai? Khách hàng bạn có thu nhập như nào? Họ thích mặc những đồ gì? Họ có thường xuyên mua sắm quần áo mới không? Vì sao họ nên tới cửa hàng của bạn? Họ có yêu cầu gì đặc biệt mà shop bạn có thể đáp ứng được?…

Hãy viết ra tờ giấy miêu tả những khách hàng tiềm năng bạn hướng tới. Đó có thể là nhân viên văn phòng mua thời trang công sở, bà mẹ mua quần áo cho con… Từ những đặc điểm này, bạn mới tiếp tục định hướng được sản phẩm. Ngoài ra còn có phong cách cửa hàng, địa điểm bán hàng và những gì liên quan đến việc mở shop quần áo bạn.
Mở shop quần áo thì cần số vốn là bao nhiêu?
Nói đến số vốn mở shop quần áo thì thật là vô cùng. Có thể từ vài chục triệu với căn nhà trong hẻm, gian hàng trong khu tập thể vài tỷ một cửa hàng hoành tráng mặt phố lớn. Xuất phát từ khách hàng bạn đã xác định, bạn sẽ phải có khoản đầu tư tương xứng để đáp ứng được phân khúc khách hàng mình hướng tới.
Bạn đã biết các bước mở shop quần áo?
Lập danh sách việc cần làm để mở shop quần áo. Bao gồm tìm nguồn hàng, đăng ký kinh doanh, chọn địa điểm, thuê nhân viên, trang trí, quảng cáo… Bạn và cộng sự sẽ phân việc và bắt tay thực hiện sao cho mọi thứ sẵn sàng đúng vào ngày dự định khai trương.
Đừng nên bỏ qua các kênh bán hàng online!
Khi bạn mở shop quần áo cũng không thể bỏ qua xu thế kinh doanh thời đại – bán hàng online. Cả việc bán sản phẩm ở cửa hàng và bán trên mạng đều có thế mạnh riêng. Và nếu bạn kết hợp hai hình thức này sẽ càng có nhiều cơ hội để thành công.
Tất nhiên thời gian đầu bạn cần tập trung hơn cho bán tại shop. Nhưng cũng đừng bỏ qua cơ hội quảng bá hình ảnh đếm số lượng lớn khách hàng. Bởi việc xem hàng, mua sắm trên mạng đã trở thành thói quen gây nghiện hàng ngày.
Sự bùng nổ mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram…, website thương mại điện tử Tiki, Lazada, Shopee… cùng đội ngũ shipper hùng hậu khắp mọi nẻo đường. Nó sẽ khiến cửa hàng bạn sẽ không có biên giới về mặt địa lý. Vì thế, bạn đừng bỏ qua thị trường rộng lớn này nhé!
Quản lý shop như thế nào khi chưa có kinh nghiệm?
Việc quản lý cửa hàng sẽ cực kỳ quan trọng nhưng lại quá dễ dàng nhờ công nghệ. Với phần mềm bán hàng và quản lý shop thời trang, bạn yêu cầu nhân viên nghiêm túc trên phần mềm. Họ sẽ kiểm kho bằng phần mềm nên bạn có thể xem hàng tồn kho trên điện thoại mà không cần đến shop mỗi ngày. Ngay cả những người không biết gì cũng sẽ có thể thao tác thành thạo sau 5 phút hướng dẫn.
Tạm kết
Như vậy, Túi giấy Khôi Thịnh đã chia sẻ cho bạn chi tiết kinh nghiệm mở shop quần áo. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn xác định được các bước cần làm và tổng nguồn vốn cần có. Cũng như bạn sẽ tự phác thảo cho mình được một kế hoạch hoàn chỉnh. Chúc các bạn kinh doanh mở shop quần áo may mắn và thành công.
Công Ty Bao Bì Giấy Khôi Thịnh chuyên in logo túi giấy, sản xuất túi giấy kraft các loại. Giao hàng tận nơi và nhiều chính sách mua càng nhiều giá càng rẻ.
- Địa chỉ: 238/20/4, Tổ 4, Thôn 6, Xã Bình Sơn, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
- Hotline: 0908.909.677
- Email: info@khoithinh.com.vn
- Fanpage: In Bao Bì Giấy Khôi Thịnh
- Website: khoithinh.com.vn
- Gmap: @khoithinh.com.vn