Màu RGB là gì? Bài học vỡ lòng khi học thiết kế

Màu RGB là gì? Bài học vỡ lòng khi học thiết kế

Khi làm các công việc liên quan đến thiết kế in ấn nói chung chắc hẳn thuật ngữ đầu tiên mà bạn được tiếp xúc sẽ là hệ màu. Một trong hai cái tên hay được nhắc đến nhất và có trong các công cụ chỉnh sửa và thiết kế đó là màu RGB. Vậy màu RGB là gì? Đặc điểm và tính ứng dụng của màu ra sao? Hãy cùng trả lời những câu hỏi này với chúng tôi nhé.

Hệ màu RGB là gì?

Hệ màu RGB là gì?
Hệ màu RGB là gì?

Hệ màu RGB là viết tắt của các từ Red, Green và Blue hay còn được biết đến là hệ màu cộng. Sự hòa trộn của ba màu này đảm bảo mang tới màu gốc rõ ràng và đẹp nhất. Hệ màu này thường được dùng để hiển thị trên các thiết bị điện tử (điện thoại, camera kỹ thuật số), màn hình TV,…

Xem thêm: Giấy Duplex là gì và những thông tin cần biết

Đặc điểm của hệ màu RGB

Màu RGB là gì? Đây là hệ màu được ra đời vào năm 1953 và được sử dụng tạo màu sắc trên nền đen của các thiết bị. RGB thời điểm đó được dùng làm tiêu chuẩn cho tivi màu. Đặc điểm nổi bật nhất của hệ màu RGB là mô hình ánh sáng bổ sung. Ba màu trong hệ là đỏ, xanh lá và xanh lam với tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo ra màu trắng. Các thiết bị hay sử dụng màu RGB nhất là: tivi, máy tính, máy ảnh,…chủ yếu là thiết bị điện tử. Ngoài ra hệ màu này cũng thường được sử dụng trong thiết kế.

Thiết bị điện tử thường sử dụng hệ màu RGb để mang đến trải nghiệm chân thực hơn cho khách hàng. Ngoài ra hệ màu còn được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử. Hệ màu được sử dụng phổ biến nhất tại khu vực châu Âu.

Cách chuyển hệ màu RGB

Khi thiết kế các ấn phẩm đăng lên mạng, hiển thị trên các thiết bị điện tử nên chuyển sang dùng hệ màu RGB. Để chuyển hệ màu bạn có thể thực hiện trên 2 phần mềm là Adobe Photoshop và Adobe Illustrator. 

Đối với Photoshop bạn thực hiện theo các bước: Chọn Image -> Mode sau đó chọn chuyển đổi sang hệ RGB. Đối với Illustrator bạn vào thanh Menu chọn File -> Document Color Mode-> RGB.

Mô hình phối màu RGB

Trong mô hình phối màu RGB ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam được phối hợp theo các phương thức để tạo thành màu khác nhau. Chính bản thân mô hình phối màu RGB cũng không quy định cụ thể đỏ thế nào? Xanh lá thế nào? Hay xanh biển ra sao? Vì vậy cùng các giá trị có thể mang đến màu sắc chênh lệch giữa các thiết bị điện tử. 

Mô hình phối màu RGB
Mô hình phối màu RGB

Bạn có thể hình dung rõ nhất khi so sánh cùng một bức ảnh trên 2 thiết bị điện thoại và 1 thiết bị máy tính. Sự chênh lệch này ảnh hưởng rất nhiều khi bạn chỉnh và đăng ảnh trên mạng xã hội.

Ưu điểm của hệ màu RGB

Hệ màu RGB có dải màu rộng hơn nhiều so với hệ màu khác. Sử dụng hệ màu RGB cũng giúp bạn tha hồ sáng tạo màu sắc trên các thiết kế của mình. Hệ màu này cũng mang đến màu sắc đẹp, rực rỡ và phong phú hơn. Cũng chính độ sắc nét và chân thật khiến hệ màu được ứng dụng trên màn hình của các thiết bị điện tử.

Ứng dụng của hệ màu RGB

Là một hệ màu vì vậy ứng dụng phổ biến nhất của mô hình màu RGB là hiển thị màu sắc trong các ống tia âm cực, màn hình tinh thể lỏng, màn hình plasma. Ví dụ thường thấy nhất là màn hình tivi, máy tính,… được chia theo điểm ảnh.

Mỗi một điểm ảnh trên màn hình trong bộ nhớ là các giá trị độc lập của 3 màu cấu thành. Các giá trị này sẽ được hệ thống chuyển thành các cường độ và hiển thị trên màn hình. Ngoài ra hệ màu còn được ứng dụng trong thiết kế web và các hình ảnh đăng mạng. Bảng màu an toàn của website là 216 tổ hợp đỏ, xanh lá cây và xanh lam mà mỗi mày có thể có 1 trong 6 giá trị.

Ngoài ra, màu RGB còn được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử khi chế tạo thiết bị nghe nhìn. Các màu sắc đỏ, xanh là cây và xanh lá khi đó trở thành các tín hiệu. Mỗi tín hiệu được truyền đi trong các dây cáp khác nhau. Loại hình này thường được ứng dụng nhiều tại Châu Âu. Bởi đây là tín hiệu tốt nhất khi truyền đi trong bộ kết nối SCART.

Xem thêm: Tem Hologram là gì? Top 5 công ty tem hologram tại TPHCM uy tín nhất

Khác nhau giữa hệ màu RGB và CMYK là gì?

Nếu bạn đang làm thiết kế đồ họa hoặc làm trong ngành in ấn hẳn đã không xa lạ với RGB và CMYK. Như đã được biết, RGB theo hệ màu cộng, vậy CMYK thì sao? 

Khác nhau giữa hệ màu RGB và CMYK là gì?
Khác nhau giữa hệ màu RGB và CMYK là gì?

CMYK là viết tắt của 4 màu cơ bản bao gồm: Cyan, Magenta, Yellow, Key (Black). Điểm đặc biệt là ba màu Cyan, Magenta, Yellow khi kết hợp lại thì cho ra Key cũng tức là màu đen. Như vậy điểm khác biệt đầu tiên là về nguyên lý của 2 hệ màu. Trong khi RGB dùng hệ màu cộng thì CMYK lại dùng hệ màu trừ với nguyên lý hấp thụ ánh sáng.

Bên cạnh đó, điểm khác nhau rõ rệt nhất phải kể đến là mục đích sử dụng của hai hệ màu. Nếu màu RGB dùng cho các thiết kế digital thì hệ màu CMYK sử dụng trong in ấn. Lý do vì hệ RGB dùng cho thiết bị phát sáng còn CMYK sử dụng cho nền giấy trắng trong in ấn. Ngoài ra với gam màu rộng hơn nhiều so với CMYK, hệ màu RGB tạo ra được màu sắc sáng hơn, bão hòa hơn.

Tạm kết

Trong ngành thiết kế, thứ đầu tiên bạn cần biết và tìm hiểu chính là hệ màu RGB và CMYK. Hy vọng bài viết này cung cấp kiến thức giúp bạn trả lời câu hỏi hệ màu RGB là gì? Hệ màu RGB-CMYK gồm những màu nào? Cùng những ưu điểm và ứng dụng của màu RGB.


Công Ty Bao Bì Giấy Khôi Thịnh chuyên in logo túi giấy, sản xuất túi giấy kraft các loại. Giao hàng tận nơi và nhiều chính sách mua càng nhiều giá càng rẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.